Thay vỏ xe máy nên dùng loại vỏ không ruột hay có ruột?

Chia Sẻ

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, vỏ xe máy đang trở nên đa dạng hơn về chủng loại. Bên cạnh vỏ xe có ruột truyền thống, trên thị trường còn có loại vỏ xe không ruột với rất nhiều tính năng nổi trội. Vậy đặc điểm của hai loại vỏ xe này như thế nào? Nên thay loại vỏ xe nào tốt? Hãy cùng Bridgestone tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

 

Việc chọn vỏ xe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và độ an toàn khi vận hành xe máy

1. Hiểu đúng về vỏ xe máy có ruột và không ruột

1.1. Vỏ xe máy có ruột là gì?

Vỏ xe máy có ruột (lốp có ruột - tube) là loại vỏ có cấu tạo gồm hai phần hoàn toàn tách biệt với nhau:

●       Phần vỏ lốp bên ngoài: Cứng, chịu va đập tốt, có tác dụng chính là để bảo vệ ruột xe.

●       Ruột (săm) bên trong: Thường được làm từ cao su mềm, có độ co giãn tốt, dùng để giữ không khí, tạo hình cho bánh xe.

Với cấu trúc gồm hai phần riêng biệt, loại vỏ xe máy này có thể chịu được va đập tốt và giúp xe giảm sốc hiệu quả khi rơi từ trên cao xuống hoặc di chuyển trên đường nhiều sỏi đá. Do có đặc tính như vậy nên vỏ xe có ruột thường được dùng cho xe địa hình (Honda CRF 250, Africa Twin…).

Ngoài ra, các dòng xe máy, moto đời cũ, cổ điển như Wave, Dream, Cub, Davidson Street-Bob hay Kawasaki W800,... cũng đang sử dụng loại vỏ này.

Vỏ có ruột có thể được dùng cho những dòng xe địa hình

1.2. Vỏ xe máy không ruột là gì?

Vỏ xe máy không ruột (lốp không ruột - tubeless) là loại vỏ có cấu tạo khá đặc biệt với phần cao su dày, chắc chắn và bên trong được tráng thêm một lớp halobutyl hoặc chlorobutyl. Nhiệm vụ chính của lớp màng này là giúp không khí được giữ kín trong lốp xe, không bị rò rỉ ra ngoài.

Vỏ không ruột được gắn trực tiếp vào vành kim loại của xe máy và có thể tự giữ khí mà không cần đến ruột. Hầu hết các dòng xe máy hiện đại ngày nay, đặc biệt là xe tay ga (Air Blade, Janus, Liberty,…) đều đang sử dụng vỏ xe không ruột đi kèm với vành đúc.

Vỏ không ruột thường được dùng cho xe máy hiện đại

2. Ưu nhược điểm của vỏ xe máy có ruột và không ruột

Trước khi quyết định nên thay vỏ có ruột hay không ruột, chúng ta cần biết rõ ưu, nhược điểm của từng loại. Bảng so sánh chi tiết dưới đây của Bridgestone sẽ giúp chủ xe có thêm cơ sở để cân nhắc, lựa chọn lốp xe phù hợp:

 

Vỏ xe máy có ruột

Vỏ xe máy  không ruột

Ưu điểm

- Khả năng đàn hồi tốt hơn khi di chuyển ở địa hình gồ ghề.

- Tăng tính thẩm mỹ cho các dòng xe cổ điển.

- Giá rẻ.

- Phanh mát hơn.

- Dễ dàng xử lý các vết thủng.

- Tạo sự cân bằng tốt cho phần bánh và vỏ xe.

- Trọng lượng nhẹ (thường nhẹ hơn vỏ có ruột khoảng 500g).

- Giảm độ mất hơi, giúp xe chạy ổn định hơn.

- Trong một số trường hợp, khi bị vật nhọn đâm vào, lốp không ruột có thể giữ hơi tạm thời để tài xế đủ thời gian đưa xe đến tiệm sửa.

Nhược điểm

- Nặng hơn so với vỏ không ruột.

- Dễ bị thủng/nổ bánh và tốn nhiều thời gian xử lý hơn so với vỏ xe không ruột.

- Giá cao hơn so với vỏ xe có ruột

Như vậy, mỗi loại vỏ xe máy đều có những ưu, nhược điểm riêng. Lốp có ruột sẽ phù hợp với những dòng xe cũ, xe địa hình. Còn với xe số, xe tay ga đời mới đã được trang bị vành đúc thì nên thay lốp không ruột.

Lưu ý, khi thay lốp, cần chú ý kỹ các thông số và tiêu chuẩn an toàn để đảm bảo xe vận hành trơn tru.

3. Vỏ xe máy – xe tay ga cao cấp Battlax SC

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng vỏ xe máy với cấu tạo, đặc tính khác nhau. Trong đó, vỏ xe không ruột Battlax SC của Bridgestone là thương hiệu nổi bật, đang được rất nhiều chủ xe ưa chuộng.

Vỏ xe máy Battlax SC là sản phẩm mới của Bridgestone với chất lượng và độ an toàn vượt trội

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu và có thiết kế đặc biệt với rất nhiều đặc điểm nổi trội như:

●        Tuổi thọ cao: Do được làm từ hợp chất cao su cao cấp với cấu trúc bố chéo Bias nên lốp Battlax SC rất bền bỉ và có thời gian sử dụng lâu dài.

●        Tính ổn định cao: Nhờ thiết kế hoa gai siêu thể thao và hệ thống rãnh được phân bố hợp lý, vỏ xe máy Battlax SC có thể duy trì sự ổn định tối đa khi xe di chuyển trên đường thẳng.

●        An toàn vượt trội: Diện tích tiếp xúc của lốp khá lớn nên có khả năng bám đường tốt, giúp phanh hiệu quả. Ngoài ra, rãnh gai rộng hình chữ V ngược của lốp Battlax SC cũng giúp xe chạy mượt mà và an toàn hơn trên đường ướt.

●        Êm ái trên mọi nẻo đường: Bề mặt của vỏ xe máy Battlax SC được chế tạo đặc biệt, giúp giảm tiếng ồn hiệu quả ở mọi điều kiện vận hành, kể cả khi xe chạy với tốc độ cao.

Với những ưu điểm kể trên, lốp Battlax SC hiện đang được khuyến nghị sử dụng cho hầu hết các dòng xe tay ga đời mới dưới 400cc như Honda SH 125i/150i.

Nếu có nhu cầu mua vỏ xe máy chất lượng, chính hãng với giá tốt, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ trên website hoặc đến các cửa hàng của Bridgestone trên toàn quốc.