Lốp ôtô là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu của xe. Vì thế để đảm bảo được độ an toàn cho mỗi cuộc hành trình. Bạn cần nắm rõ các dấu hiệu hư hỏng thường gặp ở lốp xe ô tô để có biện pháp sửa chữa kịp thời trước khi đi xa. Vậy làm sao để biết lốp ô tô mình bị bệnh gì để trị là một điều không dễ dàng. Hôm nay Bridgestone sẽ giúp bạn đọc cách nhìn lốp ô tô đoán bệnh một cách chính xác nhất.
1. Bệnh lốp ô tô bị nứt và phồng
Đây là 1 trong những bệnh hay gặp nhất ở lốp ôtô. Bạn sẽ thấy rõ các vết nứt trên hông lốp hoặc những đốm phồng một cách bất thường sau khi xe bị va chạm. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng này như xe của bạn thường xuyên phải chạy trên đường quá xấu nhiều ổ gà, xe leo lên vỉa hè cao, sụp hố ga... Bơm lốp xe quá căng hoặc hơi quá non cũng dễ khiến lốp gặp tình trạng này.
Khi xe bạn gặp những hiện tượng này bạn cần phải thay lốp mới ngay để đảm bảo tính an toàn cho xe. Ngoài ra, để hạn chế các dấu hiệu trên bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra áp suất của lốp xe, nếu phải đi trên đường xấu nên đi với tốc độ chậm hơn bình thường để tránh ảnh hưởng xấu đến lốp xe.
2. Bệnh lốp ôtô mòn chính giữa
Đây là một hiện tượng cho thấy lốp xe của bạn đang bị căng hơi quá đà, nên chỉ có phần giữa lốp tiếp xúc với mặt đường, làm mài mòn nhanh ở phần này. Điều này dẫn đến quãng đường phanh dài hơn, giảm độ ổn định khi xe vào cua, độ bám của lốp xe với mặt đường giảm và không an toàn khi xử lý.
Có thể việc lốp xe được bơm hơi căng giúp tiết kiệm nhiên liệu tuy nhiên sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực cho lốp xe còn nhiều hơn. Có trường hợp áp suất lốp xe chuẩn nhưng vẫn bị mòn chính giữa thì nguyên nhân có thể do chính lốp xe và mâm không “hợp” nhau, mâm có chiều rộng hẹp hơn tiêu chuẩn khuyến nghị.
3. Lốp ô tô mòn hai bên
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng lốp chỉ bị mòn hai bên mép còn ở giữa vẫn bình thường là do lốp bị non hơi. Lúc này ở giữa mặt lốp không tiếp xúc mặt đường mà chạy bằng hai cạnh lốp xe, làm tăng lực cản và sinh ra nhiệt cao có thể gây hư hỏng lốp xe. Lốp xe bị non hơi còn làm quãng đường phanh dài do bề mặt bám đường ít, mòn hai bên lốp và giảm nhanh tuổi thọ cho xe.
Để giúp đảm bảo lốp ôtô luôn đạt tối ưu và mang đến những hành trình an toàn bạn cần kiểm tra áp suất lốp thường xuyên. Áp suất lốp xe lý tưởng thường dao động từ 2.2kg – 2.5kg tuỳ vào chiếc xe mà bạn đang sở hữu thuộc loại nào.
Nếu áp suất lốp ở mức tiêu chuẩn mà lốp vẫn bị mòn hai bên mép thì bạn cần đem xe đến trung tâm để kiểm tra hệ thống lái xe.
4. Lốp ô tô mòn không đều hình sóng (vỏ sò)
Đó là những hình lồi lõm có dạng hình sóng hoặc vỏ sò, bạn có thể quan sát và thấy được bằng mắt thường hoặc có thể dùng tay sờ vào bề mặt lốp xe. Hiện tượng này thường báo hiệu các bộ phận của hệ thống treo đã bị hỏng hoặc mòn, khiến cho lốp xe bị nảy lên, hạ xuống ở một điểm mạnh hơn chỗ khác, sau một khoảng thời gian tạo vết lồi lõm trên lốp xe.
Nguyên nhân chủ yếu là giảm xóc kém hoặc bất cứ bộ phận kết nối bánh xe với xe có vấn đề. Ngoài ra thì mâm xe không cân bằng cũng có thể gây hiện tượng biến dạng hình chén trên mặt lốp xe nhưng sẽ ít lồi lõm hơn so với nguyên nhân là hệ thống giảm xóc kém.
Bạn cần mang xe đến ngay Trung tâm chăm sóc xe uy tín để xử lý hiện tượng này ngay. Tránh ảnh hưởng đến độ an toàn và mang đến cho bạn những chuyến đi thoải mái.
5. Bệnh lốp ôtô bị mòn lõm chéo
Hiện tượng này thường gặp ở lốp sau của xe dẫn động cầu trước với góc đặt bánh xe chưa được chuẩn. Nguyên nhân là do có thể do trục xe không cân bằng, bánh xe bị lệch / đảo, không được đảo lốp một cách thường xuyên hoặc chở nặng ở cốp sau làm thay đổi về mặt hình học của hệ thống treo.
6. Bệnh đốm mòn phẳng ở lốp ôtô
Đây là dấu hiệu cho thấy xe bạn từng phanh gấp, lốp xe bị trượt mài mòn trên mặt đường tại một điểm tiếp xúc. Xe không có hệ thống chống bó cứng phanh thì bánh xe dễ bị khoá cứng khi phanh gấp, dẫn đến hiện tượng lốp bị mòn phẳng một điểm trên mặt lốp.
Ngoài ra, còn một khả năng nữa dẫn đến hiện tượng này đó là do xe của bạn đậu tại 1 vị trí quá lâu, trọng lượng xe đè lên lốp xe xuống mặt đất tuy không gây trầy xước nhưng sẽ làm lốp xe bị méo móp theo.
Kiểu mòn này nếu càng nặng và nằm ở bánh lái thì có thể gây ra hiện tượng mất thăng bằng cho xe và mất đi độ an toàn khi lái. Bạn nên mang xe đến các Trung tâm uy tín và đáng tin cậy để thay lốp mới để đảm bảo an toàn.
7. Bệnh lốp ô tô bị mòn lệch một bên
Đây là dấu hiệu góc nghiêng của bánh xe có vấn đề, khiến lốp xe bị nghiêng ra ngoài hoặc vào trong quá. Với trường hợp như thế này, bạn cần cân chỉnh lại góc đặt bánh xe cho hợp lý
Thêm vào đó hệ thống treo, khớp nối và nhíp có vấn đề đều có thể khiến lốp xe bị mòn về một bên. Một số nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng này: ví dụ xe thường xuyên chở nặng, độ chụm bánh xe không được chuẩn và không thường xuyên đảo lốp xe
Trên đây chính là 7 loại bệnh đặc trưng của lốp xe giúp bạn có thể dễ dàng nhận biết được lốp xe mình bị bệnh gì để trị cho đúng cách. Nếu bạn đang có nhu cầu thay lốp xe mới hãy liên hệ với Bridgestone để được trải nghiệm những loại lốp xe êm ái nhất, tiết kiệm nhiên liệu nhất.