Bảo trì, bảo dưỡng ô tô, xe tải là công việc cần thiết mà các chủ xe, người lái xe tải cần lưu ý. Cùng xem qua bài viết để nắm rõ hơn các chi tiết cần bảo trì, các mốc thời gian quan trọng cũng như quy trình bảo trì. Bên cạnh đó cần có sự cân nhắc khi lựa chọn địa điểm bảo trì, chi phí cũng như cập nhật bảng giá lốp xe tải khi cần tân trang, sửa chữa.
1. Vì sao cần bảo trì xe tải?
Xe tải cần được bảo trì nếu muốn duy trì tình trạng tốt nhất, hiệu quả cao nhất khi xe vận hành và kéo dài tuổi thọ, độ bền của các động cơ. Việc bảo trì thường xuyên giúp dễ dàng phát hiện sớm các hỏng hóc ở xe và kịp thời sửa chữa, thay mới. Xe tải được bảo trì thường xuyên giúp chủ xe, tài xế tiết kiệm một khoản chi phí vì khi động cơ đã hư hại, hỏng hóc nặng thì chi phí thay mới lớn hơn nhiều so với chi phí bảo trì. Bảng giá dịch vụ bảo trì, bảng giá lốp xe tải, bảng giá phụ tùng và các mốc thời gian bảo dưỡng định kỳ là các yếu tố quan trọng mà các tài xế, lái xe cần lưu ý.
Lốp xe tải là yếu tố cần lưu ý khi bảo trì xe tải
2. Các hạng mục bảo trì xe tải:
Các hạng mục, chi tiết của xe tải cần được kiểm tra, bảo trì sau một khoảng thời gian di chuyển, hoặc khi xe xuất hiện một số dấu hiệu mòn, hư hại. Chủ xe hoặc tài xế cũng cần lưu ý các mốc bảo dưỡng theo km nếu xe hoạt động liên tục, quá trình hư mòn diễn ra nhanh hơn dự tính.
Các hạng mục bảo trì được chia thành các nhóm, hệ thống lớn dưới đây:
Hệ thống lọc gió điều hòa:
Hệ thống lọc gió điều hòa thường sẽ bị bám bụi và nghẹt sau khi xe tải di chuyển nhiều ngoài trời, nhất là những vùng nhiều khói bụi. Thông thường sau 30.000 km hệ thống nên được vệ sinh, làm mới đảm bảo hệ thống làm việc hiệu suất cũng như đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho người trên xe.
Hệ thống làm mát:
Tiếp theo là hệ thống làm mát cần được vệ sinh 3 năm một lần, bao gồm cả ống dẫn xả. Hệ thống làm mát sau nhiều năm sẽ thải ra các chất gây hại cho người điều khiển và ăn mòn ống xả, vì vậy nên được vệ sinh kỹ.
Hệ thống phanh:
Hệ thống phanh, thắng là yếu tố cần chú ý vì ảnh hưởng đến sự an toàn khi lái xe. Tài xế nên lưu ý một số dấu hiệu xấu như quãng đường phanh trở nên dài hơn, phanh xe không nhạy như trước thì cần đi bảo trì ngay, thay dầu phanh hoặc thay phanh, đảm bảo an toàn, tránh xảy ra tai nạn nguy hiểm vì phanh, thắng giảm hiệu quả.
Hệ thống truyền lực:
Tài xế, chủ xe chú ý hoặc trao đổi với nhân viên trong khi bảo trì về việc thay dầu máy, dầu hộp số sàn, dầu hộp số tự động sau khi xe hoạt động từ 5,000- 10,000 km. Những xe càng ít hoạt động lại càng nên thay dầu sớm hơn vì lúc đó dầu, nhớt xe dễ bị khô nhanh hơn. Khi bảo trì tài xế nên chọn loại dầu thay phù hợp với động cơ và dòng xe.
Hệ thống lái:
Đối với hệ thống lái, việc cụ thể cần làm là thay lốp, đảo lốp cần thực hiện sau 10,000km lái đầu tiên.
Dây curoa truyền động là bộ phận điều phối các hoạt động bên trong và bên ngoài động cơ, lại dễ bị tác động bởi nắng nóng gây khô, vỡ, nứt, là bộ phận cần lưu ý khi bảo trì.
Các chi tiết khác thuộc hệ thống điện như bugi, hệ thống trợ lực tay lái, hệ thống chiếu sáng và đèn, … nên được kiểm tra cẩn thận sau 40,000 km. Nhân viên bảo trì cũng có thể kiểm tra hộp thắng, châm và thay nước làm mát, nước rửa kính nếu cần thiết. Tài xế nên yêu cầu nhân viên bảo dưỡng kiểm tra chi tiết hơn các hạng mục khi bảo dưỡng, bảo trì tại gara.
3. Chi phí bảo trì:
Thông thường việc sử dụng các dịch vụ đi kèm với nhà sản xuất xe hoặc nhà sản xuất vật tư, phụ tùng xe giúp tài xế nhận được chi phí tiết kiệm qua các gói dịch vụ ưu đãi. Tuy nhiên, chi phí bảo trì còn tùy thuộc vào mức độ hư hại, và giá các chi tiết máy, phụ tùng nếu cần thay mới. Tài xế, chủ xe nên chủ động cập nhật bảng giá phụ tùng, bảng giá lốp xe tải, chi phí dịch vụ bảo trì tại hãng hoặc các gara gần nơi sinh sống để thuận tiện cho việc lựa chọn dịch vụ định kỳ hoặc sửa chữa khi cần thiết.
4. Cách thức, quy trình bảo trì xe tải:
Các dòng lốp xe tải, xe buýt Bridgestone
Các bước bảo trì xe tải mà tài xế cần biết khi xe tải được đưa đi bảo trì: Đầu tiên thợ sẽ kiểm tra và thay lọc nhớt. Sau đó xe tải sẽ tiếp tục được kiểm tra hệ thống lọc gió động cơ, và vệ sinh lọc gió máy lạnh. Phanh, thắng là bộ phần cần lưu ý tiếp theo, sau đó thợ bảo trì sẽ chuyển sang các thao tác khác như thay nước làm mát…
5. Nên bảo trì tại hãng hay các gara bên ngoài?
Bảo trì tại hãng hoặc gara bên ngoài đều có những ưu nhược điểm mà tài xế hoặc chủ xe nên tìm hiểu trước để có sự lựa chọn phù hợp với loại xe, chi phí và địa điểm sinh sống.
Việc bảo dưỡng tại hãng đem đến sự yên tâm về chất lượng phụ tùng, động cơ vì tất cả đều là sản phẩm chính hãng. Thợ và chuyên viên sửa chữa tại hãng có hiểu biết và có kinh nghiệm tốt hơn về loại xe, dòng xe của hãng. Tuy nhiên chi phí bảo trì, bảng giá lốp xe tải tại hãng thường cao hơn so với các dịch vụ bên ngoài.
Nếu tài xế hoặc chủ xe ưu tiên chi phí thấp và sự linh hoạt, thời gian bảo trì nhanh thì các gara bên ngoài nên được lựa chọn vì đáp ứng tốt các mong muốn trên. Tuy nhiên có độ rủi ro nhất định về sự phù hợp của động cơ, phụ tùng đối với mỗi hãng xe riêng biệt.
Các dịch vụ bảo trì tại hãng từ Bridgestone được trang bị trang thiết bị hiện đại, chi phí phù hợp, bảng giá lốp xe tải, bảng giá phụ tùng, các chi phí sửa chữa thay mới được cập nhật thường xuyên tạo được sự an tâm nơi khách hàng.
Từ ngày 01/01/2021 đến hết tháng 6 năm 2022, Bridgestone Việt Nam khởi động chương trình Bảo Hành Kim Cương với thông điệp “Dù lỗi do ai, đổi ngay lốp mới” nằm trong gói bảo hành 7 năm – vốn là gói bảo hành lâu nhất trên thị trường và duy nhất tại Việt Nam. Chương trình được kích hoạt dành cho những lốp xe có chiều cao hoặc chiều sâu gai trung bình trên 70% so với lốp mới và một số trường hợp hư hỏng được chấp nhận.
Để mang lại dự tiện lợi tối đa cho người tiêu dùng, có 2 cách thức kích hoạt chương trình:
Sử dụng mã bảo hành được in trên tem lốp hoặc liên hệ trực tiếp đại lý Bridgestone Việt Nam. Thông tin chi tiết về các sản phẩm lốp được áp dụng trong chương trình, công thức tính và quy trình bảo hành, quý khách hàng có thể truy cập tại link sau: