Tìm hiểu về hệ thống làm mát trên ô tô

Chia Sẻ

Hệ thống làm mát là bộ phận rất quan trọng đối với toàn bộ hoạt động trên một chiếc  ô tô. Cùng Bridgestone tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân loại của hệ thống làm mát trên ô tô và những lưu ý khi sử dụng thông qua bài viết dưới đây!

Hệ thống làm mát trên ô tô là gì ?

Đầu tiên cần tìm hiểu xem hệ thống làm mát trên ô tô là gì? Đây chính là hệ thống giúp làm mát toàn bộ động cơ ở trên ô tô. Vì khi ô tô hoạt động, động cơ sẽ sinh ra nhiệt lượng lớn. 

Chính vì vậy, hệ thống làm mát sẽ giúp điều hòa và giảm nhiệt của động cơ trên ô tô, từ đó duy trì được nhiệt độ hoạt động ổn định, cũng như đảm bảo tính bền bỉ và an toàn trong quá trình sử dụng ô tô.

 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 

Tiếp theo bạn cần nắm rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát ô tô như sau: 

Cấu tạo hệ thống làm mát trên ô tô

Cấu tạo hệ thống làm mát của ô tô bao gồm các bộ phận sau:

1. Két nước 

Két nước được cấu tạo từ các đường ống hẹp và nhỏ được thiết kế xen kẽ với lá nhôm giúp tản nhiệt nhanh. Két nước có tác dụng tuần hoàn nước làm mát và truyền nhiệt từ nước làm mát ra không khí, sau đó lại cung cấp nước giải nhiệt cho động cơ.

2. Nắp két nước 

Nắp két nước có thành phần cấu tạo gồm: Gioăng dưới, gioăng trên, nắp đậy, van áp suất lò xo, van chân không và lò xo. Có hai loại nắp két nước gồm: Van thường đóng và van thường mở. Tác dụng của nắp két nước là kiểm soát áp suất và điều tiết nước làm mát để cân bằng áp suất bên trong hệ thống làm mát. 

3. Van hằng nhiệt

Van hằng nhiệt có công dụng kiểm soát nhiệt độ của động cơ khi làm việc. Van hằng nhiệt hoạt động trong hai trạng thái đóng và mở. 

- Khi van hằng nhiệt đóng: Động cơ được làm mát và hằng nhiệt đóng, lúc này sẽ không có dòng nước chảy qua tản nhiệt. Khi đó van hằng nhiệt phụ của bộ điều nhiệt mở và chất làm mát lưu thông qua ống phụ giúp động cơ nóng nhanh hơn. 

- Khi van hằng nhiệt mở: Van điều nhiệt sẽ mở ra từ từ cho tới khi động cơ nóng ở nhiệt độ thích hợp. Khi đó nước làm mát sẽ di chuyển tới phần trên của bộ tản nhiệt và nguội khi có nước chảy qua. Bơm nước có nhiệm vụ bơm nước làm mát động cơ.

4. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát 

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có nhiệm vụ đo nhiệt độ của hỗn hợp chất làm mát và dẫn truyền tín hiệu tới bộ điều khiển trung tâm ECU. Sau đó ECU có nhiệm vụ điều chỉnh thời gian và giúp cho động cơ hoạt động với nhiệt độ phù hợp. 

5. Dung dịch làm mát động cơ 

Dung dịch làm mát động cơ là chất lỏng có tác dụng giảm nhiệt độ của động cơ khi hoạt động. Loại dung dịch được sử dụng phổ biến nhất khi làm mát gồm nước và hỗn hợp của nước cùng với chất ức chế đông đặc. Dung dịch được bơm qua hệ thống làm mát và hấp thụ nhiệt, sau đó tới bộ phận tản nhiệt để giảm nhiệt độ cũng như tản nhiệt ở động cơ.

6. Quạt làm mát 

Quạt làm mát giúp lưu thông không khí từ két nước để tăng khả năng làm mát nhanh. 

Hệ thống làm mát trên ô tô còn gồm các bộ phận như: Bình nước phụ, đường ống dẫn nước, bơm nước, các bộ phận điều hòa không khí hơi nước ở trong khoang xe. 

Nguyên lý hoạt động 

Hệ thống làm mát của ô tô hoạt động bằng dung dịch. Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát bằng dung dịch là truyền chất làm mát tới đường dẫn từ động cơ và nước sẽ chảy tới bộ tản nhiệt, sinh nhiệt khi ô tô đốt cháy nhiên liệu.  

Sau khi làm mát động cơ xong nước sẽ di chuyển tới bộ phận tản nhiệt bằng đường ống dây cao su. Lúc này nước làm mát sẽ nóng và bộ phận tản nhiệt cũng tham gia vào quá trình làm mát. Toàn bộ quá trình làm mát được thực hiện bởi luồng khí ở trước động cơ xe ô tô. 

Khi hoàn thành xong quá trình làm mát, nước sẽ tiếp tục trở lại các động cơ trên xe và thực hiện chu trình làm mát tiếp theo. Hệ thống làm mát ô tô được thiết kế với van điều chỉnh, vì vậy đảm bảo nước không bị sôi ở nhiệt độ cao trong quá trình xe hoạt động. 

 

Phân loại hệ thống làm mát trên ô tô

Hệ thống làm mát trên ô tô được phân thành hai loại: Làm mát bằng nước và làm mát bằng không khí. Dưới đây là những điểm khác biệt giữa hai loại làm mát này: 

Hệ thống làm mát bằng không khí

Hệ thống làm mát bằng không khí phổ biến ở những dòng xe máy có phân khối nhỏ và hầu như không có trên xe ô tô. Cùng tìm hiểu cụ thể về hệ thống làm mát bằng không khí dưới đây: 

Cấu tạo và chức năng từng bộ phận 

Hệ thống làm mát bằng không khí được thiết kế gồm: Quạt gió, cánh tản nhiệt trên thân và nắp xi lanh. Hệ thống vận hành độc lập hoặc dẫn động từ trục khuỷu động cơ giúp cung cấp điện năng để hoạt động.

Quạt gió có vai trò quan trọng đối với quá trình làm mát động cơ. Trong khi đó, cánh tản nhiệt giúp hấp thụ nhiệt lượng khi động cơ vận hành. Khi quạt gió dẫn không khí từ ngoài vào khoang sẽ làm mát động cơ. 

Ưu điểm và nhược điểm

Hệ thống làm mát bằng không khí có ưu và nhược điểm như sau: 

Ưu điểm 

- Ít bị rò rỉ khi sử dụng 

- Có trọng lượng nhẹ 

- Sử dụng được cả ở nơi có khí hậu lạnh hoặc nước đóng băng 

- Không cần sử dụng nước làm mát trong quá trình hoạt động

Nhược điểm 

- Tiếng ồn lớn khi hoạt động 

- Hiệu suất làm mát chưa cao 

Hệ thống làm mát bằng nước

Hệ thống làm mát bằng nước được sử dụng phổ biến hơn so với làm mát bằng không khí. Dưới đây là cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm của hệ thống làm mát bằng nước. 

Cấu tạo và chức năng từng bộ phận

Hệ thống làm mát bằng nước gồm 5 bộ phận với những chức năng như sau:

 - Két nước: Có cấu tạo từ các ống nhỏ và lá nhôm mỏng. Bộ phận này có chức năng chứa nước và cung cấp cho quá trình làm mát. Két nước còn giúp truyền nhiệt từ nước ra không khí và giúp hạ nhiệt độ cho động cơ. 

- Nắp két nước: Nắp két nước có chức năng là đóng kín giúp nước của hệ thống làm mát không bị bốc hơi. 

- Van hằng nhiệt: Giúp kiểm soát toàn bộ quá trình lưu thông nước làm mát của két nước và động cơ. 

- Bơm nước: Chức năng của bơm nước là hút và đẩy nước làm mát từ két tới động cơ. 

- Quạt gió: Bộ phận này có chức năng tăng tốc độ lưu thông không khí của két nước và tăng hiệu suất làm mát của nước khi chảy từ két tới động cơ. 

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm 

- Có khả năng làm mát tốt hơn so với làm mát bằng không khí 

- Giảm tình trạng gây tiếng ồn khi hoạt động

Nhược điểm 

- Cấu tạo khá phức tạp với nhiều bộ phận

- Giá thành cao

- Khi sử dụng cần bảo dưỡng định kỳ

Lưu ý khi sử dụng 

Để sử dụng hệ thống làm mát ô tô hiệu quả, Bridgestone đề xuất bạn cần nắm rõ những lưu ý dưới đây: 

- Làm mát ô tô bằng không khí: Đối với hệ thống làm mát bằng không khí, hãy sớm kiểm tra và sửa chữa nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu sau: Nhiệt độ động cơ cao, tiếng ồn lớn khi hoạt động... 

- Làm mát bằng nước: Luôn tiến hành bảo dưỡng định kỳ và thay thế những bộ phận cần thiết để hoạt động ổn định. Đặc biệt là két nước ô tô, bộ phận này cần được kiểm tra thường xuyên xem có bị vỡ mối hàn, gỉ hay đường ống dẫn nước bị nghẹt không. Quan trọng nhất là luôn phải kiểm tra mực nước làm mát trong bình nước phụ xem có bị hụt dưới mức Min hay không, nếu dưới mức Min thì nên đem xe qua các trung tâm dịch vụ sửa chữa ô tô để kiểm tra hệ thống làm mát có bị rò rỉ hay không.

Các lỗi thường gặp của hệ thống làm mát ô tô

Dưới đây là những lỗi thường gặp của hệ thống làm mát ô tô mà chủ phương tiện có thể tham khảo và có cách xử lý kịp thời: 

- Máy bơm nước hỏng: Máy bơm nước bị hỏng sẽ khiến cho nước không chảy qua động cơ và hệ thống động cơ được khi quá nhiệt.

- Ổng tản nhiệt bị rò rỉ: Tình trạng ống tản nhiệt bị rò rỉ sẽ khiến cho nước làm mát bị hao hụt nhanh và làm cho động cơ nóng nhanh hơn do không được làm mát kịp thời. Bộ phận này cần được kiểm tra và thay định kỳ để tránh tình trạng rò rỉ. 

- Bộ tản nhiệt rò rỉ: Khi bộ phận này bị rò rỉ sẽ ảnh hưởng tới khả năng làm mát của động cơ và khiến nước chảy ra ngoài nhanh hơn. Chính vì vậy, nếu thấy bộ tản nhiệt có dấu hiệu bị rò rỉ thì bạn cần nhanh chóng thay bộ phận này.

- Bộ điều nhiệt bị lỗi: Bộ điều nhiệt giúp điều chỉnh nhiệt độ của động cơ trên ô tô và kiểm soát chất làm mát. Do đó nếu bộ phận này bị lỗi sẽ là vấn đề lớn làm giảm quá trình tản nhiệt và khiến cho động cơ nóng lên, nhanh hỏng hơn. 

- Két giải nhiệt bụi bẩn: Két giải nhiệt bị dơ bẩn do thời gian dài sử dụng nên làm cho khả năng tản nhiệt của két nước giải nhiệt kém đi, cũng dẫn đến các lỗi trên hệ thống làm mát trên ô tô.

Ngoài ra, có thể tham khảo những dấu hiệu mà lái xe có thể nhận biết bằng mắt thường như: 

- Khi đang chạy, xe báo đèn quá nhiệt.

- Nước làm mát bị hao hụt khi nhìn thông qua vạch nước mát ở bình nước phụ.

- Nước làm mát có dấu hiệu bị sôi nước và bị trào ra ngoài.


Hy vọng qua bài viết này, Bridgestone đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về hệ thống làm mát trên ô tô. Từ đó, bạn có thể áp dụng các biện pháp bảo trì và sửa chữa thích hợp để giúp duy trì hoạt động ổn định của động cơ và đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của xe. Bạn có thể tới các đại lý của Bridgestone để kiểm tra, bảo dưỡng và thay nước làm mát.

clickable image of LỐP XE 225/45R17 LÀ GÌ? DẤU HIỆU CHO THẤY LỐP XE CẦN ĐƯỢC THAY MỚI

LỐP XE 225/45R17 LÀ GÌ? DẤU HIỆU CHO THẤY LỐP XE CẦN ĐƯỢC THAY MỚI

Tổng hợp kiến thức về thông số lốp 225/45R17. Những lưu ý khi lựa chọn mua lốp 225/45R17 có thể bạn chưa biết.

Xem thêm
clickable image of NHỮNG LƯU Ý KHI THAY LỐP XE SANTAFE

NHỮNG LƯU Ý KHI THAY LỐP XE SANTAFE

Lốp xe Santafe là gì? Tổng hợp những thông tin hữu ích và những lưu ý khi thay lốp xe santafe có thể bạn chưa biết. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Xem thêm
clickable image of NHỮNG ĐIỀU CÁC BÁC TÀI CẦN BIẾT VỀ LỐP 235 55R19

NHỮNG ĐIỀU CÁC BÁC TÀI CẦN BIẾT VỀ LỐP 235 55R19

Những thông tin cần biết về lốp 235/55R19 khi bạn muốn thay lốp xe phù hợp cho chiếc xe của mình. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Xem thêm