08/07/2025 | Bridgestone Team
Hộp số tự động đang trở thành lựa chọn phổ biến trên nhiều dòng xe hiện đại nhờ khả năng vận hành tiện lợi và tiết kiệm nhiên liệu. Việc hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động cùng ưu nhược điểm của hộp số tự động sẽ là yếu tố giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình. Hãy cùng Bridgestone khám phá những thông tin chi tiết về công nghệ này trong bài viết sau.
MỤC LỤC BÀI VIẾT Ưu nhược điểm của hộp số tự động Nguyên lý hoạt động của hộp số tự động Các loại hộp số tự động phổ biến hiện nay |
Hộp số tự động là gì?
Hộp số tự động (AT – Automatic Transmission) còn được gọi là hộp số tự chuyển hoặc công nghệ bàn đạp kép, là loại hộp số không sử dụng chân côn. Hệ thống cho phép động cơ tự động thay đổi tỷ số truyền phù hợp khi xe di chuyển, nhờ đó loại bỏ hoàn toàn thao tác sang số bằng tay.
Ưu điểm nổi bật của hộp số AT là giúp người lái giảm bớt mệt mỏi, đặc biệt hiệu quả trong điều kiện giao thông đông đúc tại các thành phố. Trong khi đó, hộp số sàn đòi hỏi người lái phải liên tục thao tác chuyển số bằng tay có thể gây ra một số bất tiện.

Hộp số tự động giúp người lái bớt mệt mỏi trong điều kiện giao thông đông đúc tại các thành phố (Nguồn: sưu tầm)
>> Xem thêm: Cách đọc thông số lốp ô tô đơn giản
Ưu nhược điểm của hộp số tự động
Hộp số tự động ngày càng được ưa chuộng nhờ khả năng mang lại trải nghiệm lái xe tiện lợi. Để hiểu rõ hơn về lợi ích và hạn chế của công nghệ này, hãy cùng khám phá những ưu điểm nổi bật cũng như những điểm cần lưu ý khi sử dụng sau đây:
Ưu điểm:
- Hộp số tự động mang lại thao tác lái đơn giản nhờ hệ thống cơ khí và điện tử tự động điều chỉnh ly hợp, chọn cấp số, cân bằng tỷ số truyền. Điều này rất thuận tiện khi di chuyển trong đô thị đông đúc hoặc giờ cao điểm tắc đường.
- Xe chỉ trang bị chân ga chân phanh, không có chân côn, nhờ vậy người lái tránh được tình trạng chết máy hay giật cục trong quá trình vận hành. Người dùng cũng có thể kiểm soát tốc độ dễ dàng hơn, giảm áp lực chuyển số, đặc biệt khi dừng chờ đèn đỏ hoặc chạy trên địa hình gồ ghề.
- Quá trình chuyển số mượt mà, hạn chế hiện tượng giật cục.
- Hệ thống giảm thiểu tối đa nguy cơ chết máy hoặc trôi dốc khi vận hành trên các cung đường phức tạp.
Nhược điểm:
- Thiết kế thiếu chân côn làm người lái phụ thuộc nhiều vào hệ thống công nghệ tích hợp trên xe. Để khắc phục, nhiều mẫu xe tự động hiện nay đã trang bị chế độ số bán tự động, cho phép tài xế chuyển sang điều khiển số thủ công khi cần thiết.
- Khi di chuyển trên đường trường, xe số tự động thường tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn so với chạy trong đô thị do cơ cấu phức tạp và vòng tua máy cao được lập trình sẵn.
- Mặc dù hiếm gặp, nguy cơ nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh vẫn tồn tại trong quá trình sử dụng. Người lái cần hiểu rõ ký hiệu trên cần số, nắm vững các thao tác cơ bản để hạn chế sai sót.
>> Xem thêm:
- Các thông số kỹ thuật cơ bản cần chú ý khi mua xe ô tô
- 8 sai lầm điều khiển ôtô các tài xế mới thường mắc phải
Cấu tạo của hộp số tự động
Hộp số tự động vận hành bằng cách điều phối các bánh răng hành tinh ăn khớp để tạo ra tỷ số truyền khác nhau giữa đầu vào và đầu ra. Thành phần cấu tạo của hộp số tự động bao gồm:
Bộ bánh răng hành tinh
Bộ truyền bánh răng hành tinh giữ vai trò trung tâm trong hộp số tự động. Cấu tạo của bộ bánh răng hành tinh bao gồm:
- Bánh răng mặt trời (bánh răng định tinh): Là bánh răng lớn nhất, nằm ở vị trí trung tâm.
- Bánh răng hành tinh: Các bánh răng nhỏ hơn, quay quanh và ăn khớp với bánh răng mặt trời.
- Vành đai ngoài: Bao bọc toàn bộ bánh răng mặt trời và bánh răng hành tinh, ăn khớp với bánh răng hành tinh. Mặt ngoài của vành đai có nhiều rãnh để kết nối với đĩa ma sát của ly hợp, giúp truyền động đồng bộ.
- Lồng hành tinh: Trục của bánh răng hành tinh được gắn với lồng hành tinh đồng trục với bánh răng mặt trời và vành đai ngoài, hỗ trợ dẫn động hiệu quả.

Bộ truyền bánh răng hành tinh giữ vai trò trung tâm trong hộp số tự động (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm: Cảm biến áp suất lốp ô tô (TPMS) là gì? Nên mua cảm biến van trong hay ngoài?
Bộ ly hợp thủy lực
Bộ ly hợp thủy lực bao gồm các thành phần sau:
- Đĩa ma sát
- Tấm thép ma sát
- Lò xo
- Piston
Đĩa ma sát và tấm thép được xếp xen kẽ, trong đó đĩa ma sát khớp với vành đai ngoài của bộ bánh răng hành tinh qua các rãnh. Khi vành đai ngoài quay, đĩa ma sát cũng chuyển động theo. Lò xo có chức năng tách các tấm ma sát khi áp suất dầu giảm hoặc mất. Khi áp suất dầu tăng, lò xo dịch chuyển, ép các tấm ma sát chặt vào nhau, giữ cố định vành đai bánh răng hành tinh.

Bộ ly hợp thủy lực giữ vai trò quan trọng trong hộp số tự động (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm: Bơm lốp xe ô tô bao nhiêu kg đúng chuẩn? Các lưu ý khi bơm lốp xe ô tô
Bộ biến mô thủy lực
Biến mô thủy lực là khớp nối sử dụng chất lỏng để truyền mô men xoắn từ động cơ đến trục hộp số. Bộ phận này được đặt ngang giữa động cơ và hộp số. Thành phần chính của biến mô thủy lực gồm:
- Bộ bánh bơm gắn liền với động cơ
- Stator có chức năng định hướng môi chất
- Tuabin nối trực tiếp với hộp số

Biến mô thủy lực là một khớp nối chất lỏng, có nhiệm vụ truyền mô men xoắn từ động cơ đến trục hộp số (Nguồn: Sưu tầm)
Bộ điều khiển điện tử
Bộ phận điều khiển điện tử nhận dữ liệu từ cảm biến, xử lý thông tin và điều khiển dòng điện cấp tới các van để mở đường dầu tới ly hợp.

Bộ phận điều khiển điện tử có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý dữ liệu từ cảm biến, sau đó điều khiển dòng điện tới các van nhằm mở đường dầu đến ly hợp (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên lý hoạt động của hộp số tự động
Mỗi số trên hộp số tự động có bộ ly hợp và bánh răng hành tinh tương ứng, ví dụ số 1 đi kèm ly hợp số 1 và bánh răng hành tinh số 1, số 2 gồm ly hợp số 2, bánh răng hành tinh số 2. Các cặp này được sắp xếp dọc theo trục hộp số, kèm theo ly hợp tiến.
Mô men xoắn từ trục khuỷu động cơ truyền qua biến mô đến trục vào hộp số. Bộ điều khiển điện tử dựa trên tín hiệu cảm biến đóng mở đường dầu dẫn đến các ly hợp. Để truyền mô men xoắn đến trục ra, cần có hai ly hợp đóng cùng lúc.
- Khi xe tiến: Ly hợp tiến và ly hợp số tương ứng với cấp số được kích hoạt.
- Ở số N trung gian: Chỉ ly hợp số 2 đóng, ly hợp tiến không hoạt động nên mô men xoắn không truyền đến trục ra.
- Khi xe lùi: Ly hợp số 2 và ly hợp số 5 cùng đóng (với hộp số 5 số tiến và 1 số lùi).
Cụ thể hơn:
- Đối với số 1, quá trình vào số diễn ra khi ly hợp tiến và ly hợp số 1 đóng, cho phép mô men xoắn truyền từ biến mô qua bộ bánh răng hành tinh số 1 và 2 rồi đến trục ra.
- Số 2 tương tự, ly hợp tiến và ly hợp số 2 đồng thời đóng, truyền mô men qua bộ bánh răng hành tinh số 2 và 3 đến trục ra.
- Ở số lùi, ly hợp số 5 đóng để truyền mô men từ biến mô sang trục bánh răng mặt trời, ly hợp số 2 giữ cố định vành đai ngoài của bộ bánh răng hành tinh số 2. Mô men xoắn đổi chiều qua bộ bánh răng hành tinh số 2 và 3 rồi đến trục ra của hộp số.
Các loại hộp số tự động phổ biến hiện nay
Hộp số tự động và công nghệ bàn đạp kép gồm nhiều dạng khác nhau. Các loại hộp số ô tô phổ biến được chia thành ba nhóm chính, bao gồm:
Hộp số tự động AT
Hộp số AT là dạng hộp số tự động được sử dụng rộng rãi hiện nay. Khác với hộp số sàn, loại này không sử dụng ly hợp để chuyển số. Thay vào đó, biến mô thủy lực hoặc khớp nối chất lỏng đảm nhiệm chức năng đó. Bộ phận này liên kết với hệ thống điều khiển điện tử của động cơ, giúp xe vận hành chính xác và ổn định.

Hộp số tự động AT (Nguồn: Sưu tầm)
Hộp số sàn tự động - AMT
Hộp số sàn tự động AMT là hệ thống truyền động bán tự động phổ biến trên các dòng sedan và hatchback dưới 4 mét, chủ yếu ở châu Âu. Xe loại này không trang bị bàn đạp ly hợp và cần số có thiết kế giống hộp số tự động. Thời điểm sang số không do người lái quyết định mà do hệ thống tính toán, tự động chọn lựa tốc độ phù hợp. Khi đó, máy tính điều khiển ngắt ly hợp, thực hiện chuyển số rồi kết nối ly hợp trở lại một cách tự động.

Hộp số sàn tự động - AMT (Nguồn: Sưu tầm)
Hộp số tự động vô cấp - CVT
Hộp số tự động vô cấp (CVT) là một biến thể của hộp số tự động truyền thống. Công nghệ này dùng dây đai hoặc ròng rọc thay vì bánh răng thép để truyền động. CVT cho phép chuyển số mượt mà với nhiều tỷ số truyền khác nhau dựa trên vòng tua máy.
Hộp số CVT hướng đến tối ưu hiệu suất nhiên liệu và mang lại khả năng tăng tốc liên tục. Tuy nhiên, loại hộp số này thường tạo ra tiếng ồn lớn hơn so với các hộp số khác. Hiện nay, nhiều mẫu xe phổ biến đã trang bị hộp số CVT trên các dòng xe của mình.

Hộp số tự động vô cấp - CVT (Nguồn: Sưu tầm)
Ý nghĩa các ký hiệu trên cần số xe tự động
Cần số xe tự động thường bao gồm bốn ký hiệu chính: P, R, N, D, được bố trí theo dạng ziczac hoặc thẳng hàng. Mỗi ký hiệu mang ý nghĩa riêng, do đó người lái cần hiểu rõ công dụng của từng ký hiệu để đảm bảo an toàn khi vận hành.
- P (Parking): Số đỗ dùng khi xe dừng hoặc khởi động, tăng cường an toàn và hạn chế hư hỏng hộp số khi bị va chạm từ phía sau.
- R (Reverse): Số lùi dùng khi lùi xe. Người lái nên đạp phanh, chọn số rồi từ từ nhả phanh để đảm bảo an toàn, không chuyển số lùi khi xe chưa dừng hoàn toàn.
- N (Neutral): Số mo, động cơ chạy nhưng bánh xe không di chuyển.
- D (Drive): Số tiến, phù hợp di chuyển trên đường bằng phẳng và điều kiện thời tiết thuận lợi.
Ngoài các ký hiệu phổ biến, một số xe còn trang bị thêm nhiều chức năng khác trên cần số tự động như:
- M (Manual): Chế độ số tay cho phép chuyển số từ 1 đến 5, với dấu “+” để tăng số và dấu “-” để giảm số.
- S (Sport): Chế độ thể thao hỗ trợ người lái kiểm soát số thủ công, giúp xe tăng tốc nhanh mang lại cảm giác lái phấn khích.
- L (Low): Số thấp dùng khi leo dốc, xuống dốc hoặc kéo vật nặng, hỗ trợ tăng lực kéo và kiểm soát xe tốt hơn.
- B (Brake): Số hãm hỗ trợ giảm tốc khi xuống dốc, có chức năng tương tự số L.
- OD (Overdrive): Chế độ tăng tốc nhanh, thường sử dụng khi vượt đèo hoặc đổ dốc.
- D1, D2 (Drive 1, Drive 2): Dành cho các đoạn đường gồ ghề, không bằng phẳng, giúp xe di chuyển ổn định hơn.

Cần số xe tự động thường bao gồm bốn ký hiệu chính: P, R, N, D (Nguồn: Sưu tầm)
Cách sử dụng hộp số tự động ô tô
Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng hộp số tự động dành cho người mới bắt đầu. Trong quá trình vận hành, người lái cần chú ý phối hợp giữa chân phanh, chân ga và thao tác điều khiển cần số.
- Bước 1: Đặt chân phải lên bàn đạp phanh (bàn đạp bên trái) và giữ chân phanh xuống.
- Bước 2: Khởi động xe bằng chìa khóa hoặc nút bấm trong khi chân phanh vẫn được giữ.
- Bước 3: Giữ chân phanh, di chuyển cần số sang vị trí D để tiến hoặc R để lùi.
- Bước 4: Nhẹ nhàng nhấc chân khỏi phanh, xe sẽ tự động di chuyển chậm phù hợp khi dừng hoặc đi chậm. Muốn tăng tốc hoặc leo dốc, người lái nhấn chân ga.
- Bước 5: Hộp số tự động sẽ chọn cấp số phù hợp với điều kiện vận hành, hoặc người lái có thể tự điều chỉnh trên hộp số bán tự động theo nhu cầu sử dụng dựa vào ý nghĩa các ký hiệu đã được trình bày ở trên.
- Bước 6: Khi dừng xe, giữ chân phanh, chuyển cần số về P, tắt máy và rời khỏi xe.
Nhìn chung, hộp số tự động mang lại nhiều tiện ích vượt trội giúp cải thiện trải nghiệm lái xe và nâng cao hiệu suất vận hành. Hy vọng những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình tìm hiểu và quyết định đầu tư phù hợp.
Đồng thời, để xe hoạt động trơn tru và an toàn hơn, việc lựa chọn lốp phù hợp cũng rất quan trọng. Bridgestone là thương hiệu lốp uy tín với đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng. Hãy đến ngay các cửa hàng Bridgestone gần nhất trên toàn quốc để được tư vấn kỹ càng về các loại lốp xe, dịch vụ bảo dưỡng chuyên nghiệp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn để hành trình của bạn luôn an toàn.
Vui lòng liên hệ với Bridgestone để được tư vấn thêm về các loại lốp xe, dịch vụ bảo dưỡng và các ưu đãi khác:
📧https://www.facebook.com/Bridgestonetirevietnam/
📞 1900 54 54 68
>> Xem thêm:
- Phanh ABS là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của phanh ABS trên ô tô, xe máy
- Xe số tự động là gì? Hướng dẫn cách lái xe số tự động đơn giản, đúng kỹ thuật
Tag: cân bằng động, thước lái ô tô, cân chỉnh thước lái, bạt phủ ô tô, mâm xe, kích xe ô tô, cân bằng điện tử, phủ gầm xe ô tô, chỉnh độ chụm bánh xe, thiết bị giám sát hành trình, hệ thống phanh ô tô, hệ thống kiểm soát lực kéo và cân bằng điện tử, hệ thống an toàn thông minh trên xe ô tô, cruise control là gì