BẠN BIẾT GÌ VỀ HỆ THỐNG CÂN BẰNG ĐIỆN TỬ Ô TÔ?

Để đảm bảo xe vận hành êm và an toàn, ô tô được trang bị rất nhiều hệ thống hỗ trợ người lái. Trong đó hệ thống cân bằng điện tử ô tô (EPS) giúp hạn chế tối đa các tình huống mất lái, mất thăng bằng dẫn đến các tai nạn xe nguy hiểm. Cùng Bridgstone tìm hiểu chi tiết hơn về hệ thống EPS, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng. 

1.     Cân bằng điện tử ô tô là gì?

Hệ thống cân bằng điện tử có tên tiếng anh là Electronic Stability Program (ESP). Hệ thống này còn được gọi là ESC (Electronic Stability Control) hoặc DSC (Dynamic Stability Control) tùy theo cách định danh của từng hãng xe. Hệ thống cân bằng điện tử trước đây thường dành cho các dòng xe cao cấp, nhưng hiện nay đã phổ biến với hầu hết các loại xe thương mại. Công nghệ ESP có tác dụng giúp xe đạt được độ an toàn tiêu chuẩn, giữ cho xe cân bằng và ổn định, ngăn tình trạng mất lái, dẫn đến lật xe hoặc các tai nạn khác.

2.     Hệ thống cân bằng điện tử ô tô hoạt động như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của cân bằng điện tử ô tô dựa trên các bộ cảm biến được lắp đặt trên xe như cảm biến tốc độ bánh lái, cảm biến quay vòng, cảm biến góc lái, cảm biến áp lực phanh. Ban đầu, các thông số tiêu chuẩn sẽ được cài đặt vào bộ vi xử lý trung tâm, dùng để so sánh với số liệu thực tế khi xe di chuyển. Khi xe di chuyển, hệ thống cân bằng điện tử ô tô sẽ thu thập các số liệu thực tế, gửi tín hiệu về hệ thống điều khiển để phân tích và đánh giá. Nếu số liệu thực tế vượt ngưỡng cho phép như góc quay xe vượt quá góc đánh lái, hệ thống ESP sẽ được kích hoạt và tiến hành can thiệp. Hệ thống EPS kết hợp với một số hệ thống ABS (hệ thống chống bó cứng phanh) điều chỉnh góc xoay, giảm tốc độ, phanh một hoặc nhiều bánh để đưa xe về trạng thái cân bằng, giảm độ trượt, xoay, ngăn xảy ra việc lật xe.

Công nghệ ESP giúp xe đạt được độ an toàn tiêu chuẩn, giữ xe cân bằng khi di chuyển

3.     Tại sao cần có hệ thống cân bằng điện tử ô tô?

Theo thống kê, các trường hợp xảy ra tai nạn thường do tài xế mất lái hoặc không thể kiểm soát tốc độ bánh lái. Thông thường khi xe đi qua các khúc cua gắt hoặc tài xế đột ngột đánh lái để tránh chướng ngại vật phía trước, xe thường bị xoay vòng, văng đầu hoặc đuôi xe, chuyển hướng không theo ý định của tài xế. Hệ thống cân bằng điện tử ô tô phát huy tác dụng và cần thiết trong những tình huống trên vì khả năng cảm biến và can thiệp kịp thời. EPS sẽ điều chỉnh tốc độ từng bánh xe hoặc tác động lực vào mỗi bánh xe giúp xe trở lại quỹ đạo bình thường.


Hệ thống cân bằng điện tử ô tô can thiệp kịp thời nhờ vào các bộ cảm biến

Trong trường hợp bánh xe bị bó cứng khi phanh đột ngột cũng dẫn đến trượt bánh. Lúc này EPS cùng với hệ thống ABS (hệ thống chống bó cứng phanh) tự động thực hiện việc nhấp thả phanh, giúp bánh xe được phanh an toàn. Khi xe cần phanh gấp mà tài xế không nhấn đủ lực phanh, hệ thống này sẽ bổ sung thêm lực. Bằng cách này, xe giảm bớt lực va chạm với chướng ngại vật phía trước.  

4.     Cách sử dụng cân bằng điện tử ô tô hiệu quả:

Nếu xe bạn đã có hệ thống cân bằng điện tử, khi bật chìa khóa, hệ thống đèn báo ESP sẽ sáng. Hoặc trên xe luôn có công tắc dùng để ngắt chế độ hoạt động của EPS. Tuy nhiên, tài xế được khuyến khích nên để hệ thống cân bằng điện tử ở chế độ kích hoạt nhằm đảm bảo sự an toàn trên cả hành trình.  

Để hệ thống cân bằng điện tử hoạt động hiệu quả, tài xế cũng cần lưu ý không để lốp xe mòn quá mức hoặc áp suất lốp xe không đúng tiêu chuẩn. Lúc này, khả năng bám đường của bánh giảm, và hệ thống EPS cũng không phát huy được tác dụng.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH TẮT HỆ THỐNG

Trên taplo của xe ô tô có hệ thống cân bằng điện tử và có nút bật hoặc tắt ESP. Biểu tượng này sẽ sáng khi bật và nếu muốn tắt hệ thống, bạn chỉ cần chọn nút tắt ESP trên taplo.

Để đảm bảo an toàn khi di chuyển, bạn nên sử dụng hệ thống ESP, kiểm tra và mở trước khi xe bắt đầu khởi hành. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên kiểm tra ký hiệu ESP sẽ giúp bạn dễ dàng xử lý những bất thường trong suốt quá trình di chuyển.

LÚC NÀO CẦN TẮT CÂN BẰNG ĐIỆN TỬ?

Hệ thống cân bằng điện tử ô tô ESP đảm bảo an toàn cho tài xế trong suốt quá trình di chuyển. Vậy lúc nào thì nên tắt cân bằng điện tử? Cụ thể, các bác tài được khuyên cần tắt ESP khi:

TRONG TRƯỜNG HỢP ĐI VÀO NHỮNG ĐOẠN ĐƯỜNG GỒ GHỀ HOẶC BÙN LẦY

Hệ thống ESP hoạt động hiệu quả nhất khi xe di chuyển tốc độ cao hoặc khi gặp chướng ngại vật cũng như khúc cua. Trái lại, khi di chuyển trên đường gồ ghề, bùn lầy, Bridgestone khuyên bạn nên tắt chế độ này. 

Nguyên nhân vì hệ thống không được trang bị tính năng hỗ trợ tình huống trên và thậm chí có thể khiến tài xế gặp rắc rối. Khi đó, xe sẽ di chuyển chậm và thông thường bốn bánh xe hoạt động không đều. Nếu bánh xe bị sa lầy sẽ khiến xe quay và khi ESP hoạt động hệ thống phanh sẽ kích hoạt hoặc giảm momen sẽ càng làm cho bánh xe khó thoát được bùn lầy.

Nếu di chuyển trên đường có địa hình gồ ghề hoặc phức tạp, xe cần có lực kéo mạnh. Khi ESP hoạt động sẽ làm giảm công suất động cơ và ảnh hưởng tới lực kéo của xe.

KHI DRIFT XE

Đây là kỹ thuật lái xe trên những tuyến đường trên trượt. Khi drift xe, bánh xe trước sẽ quay ngược với chiều của hướng mà tài xế muốn rẽ. Trong trường hợp ESP bật, bánh xe sẽ hãm lại và khiến xe không drift được.

Hiện nay các dòng xe sử dụng lốp từ Bridgstone đều có lắp đặt hệ thống cân bằng điện tử giúp tài xế giảm thiểu rủi ro ở mức lớn nhất khi đánh lái đột ngột hoặc cua gấp, đảm bảo an toàn cho tài xế cũng như giúp bảo vệ, bảo quản tốt nhất các bộ phận trên ô tô.