01/07/2025 | Bridgestone Team
Xe số tự động ngày càng được ưa chuộng nhờ khả năng vận hành đơn giản, mượt mà, phù hợp với giao thông đô thị đông đúc. Dòng xe này không cần thao tác côn hay chuyển số phức tạp nên người lái dễ làm quen và không cảm thấy mệt mỏi khi điều khiển. Vậy xe số tự động là gì, có những loại nào và cách sử dụng ra sao? Hãy cùng Bridgestone khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xe số tự động là gì?
Xe số tự động là loại xe được trang bị hộp số AT, có khả năng tự động chuyển số tùy theo điều kiện vận hành, giúp người lái không cần thao tác sang số bằng tay như xe số sàn. Điều này hỗ trợ người lái trong việc lái xe dễ dàng và tập trung hơn khi tham gia giao thông.
Hiện nay, phần lớn các mẫu ô tô đời mới - đặc biệt ở phân khúc trung và cao cấp đều sử dụng hộp số tự động. Các dòng xe số tự động phổ biến thường có từ 5 đến 7 cấp số, số lượng cấp càng cao càng giúp xe vận hành êm ái hơn và tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả hơn.

Xe số tự động hay xe Automatic Transmission (AT) là loại xe được trang bị hộp số tự động, cho phép xe tự động chuyển số mà không cần người lái thao tác bằng tay (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm:
- Phân loại các dòng xe và phân khúc xe ô tô tại Việt Nam hiện nay
- 8 mẫu xe hybrid chạy xăng điện tại Việt Nam và giá bán mới nhất 2025
Ý nghĩa các ký hiệu trên cần số xe số tự động
Các ký hiệu cơ bản trên cần số ô tô tự động
Dù mỗi hãng xe có thể thiết kế cần số khác nhau, nhưng đa số xe số tự động đều sử dụng chung một số ký hiệu quen thuộc, bao gồm:
- P (Parking): Dùng khi dừng và đậu xe, giúp khóa truyền động.
- R (Reverse): Sử dụng khi muốn lùi xe.
- N (Neutral): Chế độ tự do, tương tự số "mo".
- D (Drive): Dùng để xe tiến về phía trước, hộp số sẽ tự chuyển theo tốc độ.
Trình tự sắp xếp các ký hiệu trên cần số của xe số tự động thường được bố trí như sau để đảm bảo thao tác thuận tiện và an toàn cho người lái:
- Ký hiệu P (Parking) – được đặt ở vị trí cao nhất.
- Ngay bên dưới là R (Reverse).
- Tiếp theo là N (Neutral) nằm ở vị trí trung tâm.
- Phía dưới cùng là D (Drive) cùng với các chế độ lái phụ khác như S, L hoặc D1, D2.

Các ký hiệu trên cần số xe số tự động (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm: Giải mã ý nghĩa các ký hiệu trên lốp xe ô tô nhanh chóng, chính xác nhất
Chỉ điều chỉnh ghế, gương, vô lăng khi xe dừng
Ngoài những ký hiệu cơ bản như P, R, N, D, các dòng xe ô tô số tự động cao cấp còn được trang bị thêm một số chế độ lái đặc biệt nhằm mang lại trải nghiệm vận hành tối ưu hơn:
- M (Manual): Chế độ số tay cho phép người lái tự chủ chuyển số giống như xe số sàn. Các thao tác thường đi kèm với ký hiệu “+” để lên số và “-” để xuống số.
- S (Sport): Chế độ lái thể thao giúp xe tăng tốc mạnh mẽ, phản hồi nhanh, phù hợp khi vượt xe hoặc chạy đường đèo dốc.
- D1, D2, D3: Các cấp số này tạo lực hãm lớn, thường dùng khi xe xuống dốc hoặc cần giữ tốc độ chậm ổn định.
- OD (Overdrive): Chế độ tăng tốc nhanh, hỗ trợ vượt xe hoặc lái xe ở tốc độ cao.
- L (Low): Cấp số thấp sử dụng khi xe tải nặng hoặc di chuyển ở địa hình dốc.
- B (Brake): Chế độ hãm bằng động cơ, tương tự chế độ L, giúp xe kiểm soát tốc độ khi xuống dốc.
Các ký hiệu này không chỉ xuất hiện trên xe số tự động truyền thống (AT) mà còn phổ biến trên các dòng xe sử dụng hộp số vô cấp (CVT) hoặc ly hợp kép (DCT). Ngoài ra, nhiều xe hiện đại còn tích hợp lẫy chuyển số sau vô lăng, cho phép sang số thủ công nhanh chóng khi đang ở chế độ M hoặc S, mang đến cảm giác lái thể thao và chủ động hơn.
>> Xem thêm:
- Thiết bị giám sát hành trình trên xe ô tô là gì? Có bắt buộc phải gắn không?
- Tại sao phải nắm rõ thông số lốp ô tô và những điều cần lưu ý
- Có nên lắp cảm biến áp suất lốp cho ô tô không?
Hướng dẫn cách lái xe số tự động đơn giản, an toàn
Chuẩn bị trước khi lái xe số tự động
Dưới đây là những việc cần thực hiện để chuẩn bị an toàn trước khi điều khiển xe ô tô:
- Chỉnh gương và ghế ngồi hợp lý: Hãy đảm bảo bạn có tầm nhìn bao quát và cảm thấy thoải mái khi ngồi. Việc này giúp bạn phản xạ nhanh và giữ được sự tập trung trong suốt quá trình lái xe.
- Kiểm tra tổng thể xe trước khi khởi hành: Bao gồm việc làm quen và xác định vị trí các nút chức năng trên xe, kiểm tra bảng điều khiển để chắc chắn không có đèn cảnh báo nào còn sáng.
- Đảm bảo cửa xe đã khóa kín: Tất cả các cửa cần được đóng chắc để đảm bảo an toàn cho người trong xe.
- Thắt dây an toàn cho mọi hành khách: Cả người lái và người ngồi cùng đều cần đeo dây an toàn đúng cách để phòng tránh rủi ro khi có va chạm.
- Hạn chế dùng điện thoại: Không nên để điện thoại làm bạn phân tâm trong lúc lái. Tốt nhất hãy để máy ở chế độ yên lặng hoặc âm lượng vừa phải để tránh mất tập trung.

Việc hiểu rõ cách sử dụng xe số tự động sẽ giúp người lái có những trải nghiệm lái xe an toàn và hiệu quả hơn (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm:
- Các thông số kỹ thuật cơ bản cần chú ý trước khi chọn mua xe ô tô
- Cảm biến áp suất lốp ô tô (TPMS) là gì? Nên mua cảm biến van trong hay ngoài?
- Bơm lốp xe ô tô bao nhiêu kg đúng chuẩn? Các lưu ý khi bơm lốp xe ô tô
Các bước khởi động và vận hành xe cơ bản
Dưới đây là các bước cơ bản để bạn vận hành xe số tự động một cách đúng kỹ thuật và an toàn:
- Khởi động xe: Cắm chìa khóa vào ổ (hoặc bấm nút khởi động nếu xe dùng nút Start/Stop), đồng thời đạp chân phanh và nhả phanh tay để xe sẵn sàng hoạt động.
- Chọn chế độ di chuyển: Dùng cần số để chọn chế độ phù hợp với hướng di chuyển – chuyển sang D nếu muốn tiến, hoặc R nếu cần lùi. Hãy chắc chắn bạn đã hiểu ý nghĩa của các ký hiệu trên cần số.
- Chuẩn bị di chuyển: Giữ chân phải đạp phanh, hạ hoàn toàn phanh tay, đồng thời quan sát kỹ gương chiếu hậu và xung quanh để đảm bảo an toàn.
- Bắt đầu tăng tốc: Nhẹ nhàng nhả chân phanh và từ từ nhấn ga để xe bắt đầu lăn bánh. Điều chỉnh tốc độ phù hợp với điều kiện giao thông.
- Khi dừng đỗ: Đạp phanh cho xe dừng hẳn, kéo phanh tay, đưa cần số về vị trí P (Parking), rồi tắt máy để hoàn tất quá trình lái xe.

Nắm chắc các ý nghĩa của các ký hiệu trên cần số sẽ giúp bạn vận hành xe an toàn hơn (Nguồn: Sưu tầm)
Những nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng xe số tự động
Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần nắm khi sử dụng xe số tự động để đảm bảo an toàn và vận hành hiệu quả:
1. Chỉ điều chỉnh ghế, gương, vô lăng khi xe dừng
Tất cả các thao tác như chỉnh ghế, gương chiếu hậu hay vô lăng nên được thực hiện trước khi khởi hành. Nếu đang lái xe mà cảm thấy chưa thoải mái, bạn nên tấp vào lề an toàn rồi mới tiến hành điều chỉnh.
2. Chỉ sử dụng một chân để điều khiển
Xe số tự động không có bàn đạp côn, do đó bạn chỉ nên dùng chân phải để nhấn ga và phanh. Việc sử dụng cả hai chân có thể dẫn đến nhầm lẫn nguy hiểm khi điều khiển xe.
3. Không nên đặt chân quá sát bàn đạp phanh
Khi chạy xe ở tốc độ đều, người lái nên để chân hở khỏi bàn đạp phanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng phản ứng nếu cần phanh gấp, nhất là khi xe xuống dốc – lúc xe có xu hướng giữ hoặc tăng tốc thay vì giảm tốc như xe số sàn.
4. Tránh về số N khi xe đang lăn bánh
Không nên đưa cần số về N trong lúc xe đang chạy, đặc biệt là khi xuống dốc, vì lúc này xe sẽ không còn lực hãm từ động cơ, dẫn đến khó kiểm soát tốc độ và tiềm ẩn nguy hiểm. Thói quen này còn khiến hộp số nhanh hư hỏng và không giúp tiết kiệm nhiên liệu như nhiều người nghĩ.
5. Làm quen xe trước khi lái
Nếu bạn mới sử dụng xe hoặc chuyển sang dòng xe mới, hãy dành thời gian tìm hiểu bố cục nội thất, cách vận hành và trải nghiệm thử trong không gian an toàn. Việc làm quen trước sẽ giúp bạn tự tin và giảm thiểu các tình huống bất ngờ khi sử dụng.

Các nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng xe số tự động (Nguồn: Sưu tầm)
Những sai lầm khi lái xe số tự động cần biết
Dù xe số tự động được thiết kế để dễ điều khiển hơn xe số sàn, nhưng nhiều tài xế vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến gây ảnh hưởng đến tuổi thọ xe và tiềm ẩn rủi ro khi vận hành. Dưới đây là các lỗi thường gặp mà bạn nên tránh:
1. Không sử dụng chế độ số tay khi đổ dốc
Nhiều người chỉ dùng phanh khi xuống dốc mà quên mất tính năng sang số tay trên xe số tự động. Điều này có thể làm phanh bị quá tải, gây nóng và giảm hiệu quả phanh. Chế độ số tay sẽ hỗ trợ hãm động cơ hiệu quả hơn, giúp bạn kiểm soát xe an toàn khi đổ đèo.
2. Vù ga khi chuyển sang số D
Thói quen vù ga (đạp ga mạnh) khi chuyển từ P sang D có thể gây hư hỏng bánh răng trong hộp số do va đập mạnh. Việc này làm tăng ma sát, dễ gây hỏng động cơ và chi phí sửa chữa rất lớn.
3. Về số P khi xe chưa dừng hẳn
Khi xe vẫn còn lăn bánh mà đã về số P, chốt khóa hộp số sẽ bị ép vào bánh răng đang quay, dễ gây nứt hoặc gãy. Hãy luôn để xe dừng hẳn, kéo phanh tay rồi mới chuyển sang số P để bảo vệ hộp số.
4. Giữ bình xăng ở mức thấp
Xe số tự động hoạt động dựa trên áp suất chất lỏng. Nếu nhiên liệu quá thấp, động cơ và các bộ phận sẽ không được làm mát và bôi trơn đầy đủ, dẫn đến hao mòn nhanh chóng.

Lưu ý kiểm tra và đổ xăng đầy đủ sẽ giúp xe giảm tình trạng hao mòn một cách nhanh chóng (Nguồn: Sưu tầm)
5. Không làm nóng động cơ trước khi khởi hành
Lái xe ngay khi vừa nổ máy, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh, khiến dầu động cơ chưa kịp lưu thông, gây ma sát và hư hỏng các bộ phận bên trong. Hãy để xe khởi động khoảng 30–60 giây trước khi di chuyển.
6. Lái xe bằng hai chân
Việc dùng cả hai chân để điều khiển phanh và ga dễ dẫn đến thao tác sai lệch, gây rà phanh liên tục hoặc đạp nhầm, làm giảm hiệu quả điều khiển và tăng tiêu hao nhiên liệu.
7. Về số N khi dừng đèn đỏ
Nhiều người cho rằng về số N khi dừng sẽ tiết kiệm xăng, nhưng việc chuyển qua lại giữa N và D thường xuyên lại làm mòn hộp số nhanh hơn. Chỉ nên về N nếu dừng xe quá lâu (trên 1 phút).
8. Thả trôi xe khi xuống dốc
Chuyển về số N khi xuống dốc khiến xe không còn sự hỗ trợ của phanh động cơ, làm tăng áp lực lên hệ thống phanh, nguy cơ mất phanh và mất kiểm soát rất cao. Ngoài ra, hành vi này cũng gây thiếu bôi trơn cho hộp số.
9. Đi dép hoặc giày cao gót khi lái xe
Dép dễ trượt, còn giày cao gót có thể mắc vào thảm sàn, làm chậm thao tác chuyển từ ga sang phanh, gây nguy hiểm khi cần xử lý tình huống khẩn cấp.
10. Đặt đồ vật dưới sàn ghế lái
Để vật dụng dưới chân dễ cản trở việc chuyển đổi giữa ga và phanh, khiến phản xạ bị chậm, tăng nguy cơ tai nạn.
Xe số tự động đang ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến nhờ khả năng vận hành êm ái và dễ điều khiển. Tuy nhiên, để khai thác tối đa hiệu quả và đảm bảo an toàn khi sử dụng, người lái cũng cần trang bị đầy đủ kiến thức cũng như lưu ý đến tình trạng lốp xe – yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm lái.
Ngày nay, thị trường xe số tự động rất đa dạng với nhiều thương hiệu nổi bật như Kia, Hyundai, hay Nissan. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của dòng xe này, Bridgestone mang đến các dòng lốp chất lượng cao như Turanza, Alenza, Ecopia, Dueler và Potenza phù hợp từng nhu cầu riêng biệt, từ vận hành êm ái, tiết kiệm nhiên liệu đến độ bám đường cao, tăng cường an toàn trên mọi cung đường giúp bạn tìm thấy lựa chọn lốp xe lý tưởng cho chiếc xe của mình.
Vui lòng liên hệ để được tư vấn thêm về các loại lốp xe, dịch vụ bảo dưỡng xe ô tô tại các cửa hàng Bridgestone trên toàn quốc kèm các ưu đãi khác:
📧 https://www.facebook.com/Bridgestonetirevietnam/
📞 1900 54 54 68
>> XEM THÊM:
- Top 5 hãng xe ô tô của Đức nổi tiếng, được yêu thích nhất hiện nay
- Top 10 hãng xe ô tô đắt nhất thế giới năm 2025 cho giới siêu giàu
- Hệ thống an toàn thông minh trên xe ô tô có bao nhiêu loại?
- Bảng giá các dòng xe BMW bán chính hãng tại Việt Nam
Tag: cân bằng động, thước lái ô tô, cân chỉnh thước lái, bạt phủ ô tô, mâm xe, kích xe ô tô, cân bằng điện tử, xe 7 chỗ, cảm biến áp suất lốp, bơm lốp oto mấy cân, thông số lốp ô tô, lỗi đi vào đường cấm, lỗi đi sai làn đường, lỗi thay kích cỡ lốp xe, các loại biển báo giao thông, phí đăng kiểm xe ô tô