Tầm quan trọng của hệ thống cảm biến áp suất lốp ô tô

Hệ thống cảm biến áp suất lốp được nhiều kỹ thuật viên khuyên lắp đặt để dễ dàng theo dõi, bảo dưỡng lốp. Hệ thống sẽ giúp người lái kiểm soát áp suất và nhiệt độ tiêu chuẩn, đưa ra cảnh báo sớm giúp tránh mài mòn lốp, tốn nhiên liệu.

THÔNG TIN CHUNG VỀ HỆ THỐNG CẢNH BÁO CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP Ô TÔ TPMS

Những thông tin bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cách phân loại hệ thống cảm biến áp suất lốp TPMS, nguyên lý hoạt động cũng như vai trò của hệ thống này. 

PHÂN LOẠI HỆ THỐNG CẢNH BÁO CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP

Tire Pressure Monitoring System (viết tắt là TPMS) là hệ thống điện theo dõi áp suất không khí trong lốp xe ô tô. Khi áp suất lốp dưới 25% so với áp suất tiêu chuẩn, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo. Các nhà sản xuất thường cài đặt ký hiệu cảnh báo màu vàng, giống hình móng ngựa và kèm dấu chấm than ở giữa. Khi áp suất 1 trong 4 bánh xe không đạt chuẩn, ký hiệu này sẽ hiển thị ở bảng đồng hồ. 

HỆ THỐNG CẢNH BÁO CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP LOẠI TRỰC TIẾP (dTPMS)

Cảm biến áp suất lốp loại trực tiếp là các cảm biến áp suất nhỏ được đặt trong một van cảm biến. Van này chạy bằng pin và được lắp bên trong bánh xe để đo áp suất. Van cảm biến sẽ gửi tín hiệu vô tuyến định kỳ khi xe đang lưu thông. Thông tin này sẽ được hiển thị trên đèn báo lỗi của xe hoặc táp-lô. 

Ưu điểm của hệ thống loại trực tiếp là mang đến thông tin áp suất chính xác. Ngoài ra, một số loại cao cấp còn thông báo nhiệt độ. 

Hệ thống cảnh báo này có chi phí cao. Hệ thống không nhận được sóng phát ra từ cảm biến trong trường hợp các tài xế tự lắp đặt. Lúc này, cách hệ thống đưa ra thông báo là hiển thị ký hiệu cảnh báo màu đỏ. 

HỆ THỐNG CẢNH BÁO CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP LOẠI GIÁN TIẾP (iTPMS)

Để đo áp suất lốp, hệ thống cảm biến áp suất lốp loại gián tiếp dựa vào tốc độ quay của 4 bánh xe và xác định những bất thường. Hệ thống iTPMS sẽ phát hiện điểm khác biệt, phát hiện ra bánh xe có áp suất lốp thấp.

Hệ thống này sử dụng 4 cảm biến tốc độ bánh xe và cảm biến sẽ kiểm soát độ ổn định của xe để đọc tốc độ của mỗi bánh xe. Trong trường hợp bánh xe bị non, đường kính của bánh nhỏ lại. Tốc độ của bánh xe bị non cũng sẽ quay nhanh hơn so với các bánh xe còn lại.

Hệ thống này có chi phí thấp hơn so với hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp loại trực tiếp và mức độ chính xác không bằng. Trong một số tình huống, hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp loại gián tiếp sẽ hoạt động kém chính xác. Ví dụ, hệ thống sẽ lầm và phát cảnh báo khi cả 2 bánh hoặc 4 bánh đều mềm/cứng gần như nhau, hoặc khi xe chạy ở đường cong. 

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP GIÁN TIẾP

Dựa trên tốc độ quay của bánh xe, cảm biến áp suất lốp gián tiếp hoạt động. Trường hợp lốp xe non hơi sẽ có đường kính nhỏ hơn tiêu chuẩn và vận tốc quay so với lốp xe căng hơi sẽ có sự chênh lệch. Nhờ bộ cảm biến trên hệ thống ABS và ESC nên chỉ số này có thể đo được. Tuy việc đo chỉ mang tính tương đối và còn nhiều điểm hạn chế như chỉ số áp suất lốp không hoàn toàn chính xác, nhưng phương pháp này cũng giúp tài xế lái xe biết được thời điểm cần bơm lốp. 

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP TRỰC TIẾP

Áp suất lốp được đo bằng phương pháp vật lý gắn ở đầu van cảm biến, khác hẳn so với iTPMS. Tín hiệu sẽ được truyền đến bộ điều khiển trung tâm theo thời gian thực. Đối với cảm biến áp suất lốp này, bác tài có thể giữ nút trên bộ điều khiển hoặc ở mục cài đặt của ứng dụng điện thoại trong trường hợp cần reset.

VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CẢNH BÁO TRÊN CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP

Khi đèn cảnh báo trên cảm biến áp suất lốp đột nhiên phát sáng, đồng nghĩa với việc lốp xe của bạn đang gặp sự cố. Nếu như tài xế lúc này cố tình bỏ qua không tìm cách khắc phục chúng một cách kịp thời, nhanh chóng thì sẽ gây ra việc hư hỏng nặng nề cho lốp xe. Nguy hiểm hơn là sẽ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc cho xe của bạn.

Bởi vậy, việc duy trì áp suất lốp đạt chuẩn thực sự cũng rất quan trọng. Áp suất lốp vừa đủ không chỉ làm giảm lực ma sát, phân tán lực đều lên toàn bộ bề mặt của lốp, nâng cao được tuổi thọ lốp, mà còn tiết kiệm được phần lớn nhiên liệu cho xe. Không chỉ vậy, xe còn chuyển động êm ái hơn, giảm thiểu được lượng khí thải ra ngoài môi trường, đảm bảo sao cho an toàn hơn với những người đang tham gia giao thông.

Tuy nhiên, không phải lúc nào xe cũng chạy trên đường mà giữ được mức áp suất ổn định. Vì vậy, khi đèn cảnh báo từ thiết bị TPMS sẽ giúp cho người lái nhận biết vấn đề mà lốp xe đang gặp phải. Thiết bị này cũng có nhiều kiểu cảnh báo đèn khác nhau và nó cũng mang những ý nghĩa khác nhau.

TÌM HIỂU Ý NGHĨA ĐÈN CẢNH BÁO CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP

Đèn cảnh báo TPMS cũng sẽ phát sáng khi áp suất trong lốp quá cao hoặc như quá thấp. Khi đó, người lái xe cũng cần phải kiểm tra ngay áp suất lốp bằng cách đo đồng hồ. Tiếp đó, việc điều chỉnh bằng cách bơm thêm hoặc như xả bớt khí trong lốp xe sao cho đạt chuẩn. Lưu ý là cảm biến áp suất lốp chỉ là một thiết bị hiện thị và cảnh báo thông thường, chứ nó không bao gồm chức năng bảo vệ lốp. Để cho lốp xe được bảo vệ an toàn thì người sử dụng cũng cần phải chủ động khắc phục các vấn đề của lốp ngay khi bạn nhận được tín hiệu cảnh báo.

ĐÈN TPMS BẬT SÁNG KHI ĐANG LÁI XE

Xe khi đang chạy mà đột nhiên đèn PMS sáng lên đột ngột, chứng tỏ một trong các lốp xe đang có mức áp suất bị thấp. Việc cần làm lúc này là tiến hành kiểm tra áp suất lốp tương ứng với vị trí có đèn đang nháy sáng. Tìm hiểu thêm nguyên nhân và tìm kiếm về giải pháp khắc phục kịp thời. Lời khuyên được đưa ra với các tài xế là không nên cố tình chạy xe trong trường hợp này. Vì bạn có thể dẫn đến tình trạng nổ lốp bất kỳ lúc nào, rất nguy hiểm hơn cho xe và những phương tiện khác đang lưu thông trên đường.

ĐÈN TPMS BẬT TẮT LIÊN TỤC

Hiện tượng này xảy ra khi mà nhiệt độ bên trong lốp tăng giảm khi xe đang chạy dẫn đến sự giãn nở áp suất trong lốp xe. Khiến cho áp suất lốp xe thay đổi và gần mức cảnh báo, nên khi đèn TPMS bật tắt là để truyền tín hiệu tới cho người lái xe. Khi bạn nhận được tín hiệu này, người lái xe nên dừng xe lại trong tầm khoảng 15 phút để đưa nhiệt độ lốp về tình trạng thường, kiểm tra áp suất lốp xe rồi mới tiếp tục đi tiếp.

ĐÈN FLASH TPMS NHẤP NHÁY NGAY KHI KHỞI ĐỘNG XE

Nếu như mỗi lần khởi động xe mà thấy có đèn TPMS nhấp nháy, thì nó sẽ có thể hệ thống cảm biến áp suất lốp trên xe không còn hoạt động như bình thường. Khi đó bạn hãy kiểm tra lại thiết bị này trên xe hoặc chắc chắn hơn là mang xe đến nơi lắp đặt để được kiểm tra và xác định nguyên nhân. Trước khi thiết bị này được sửa chữa thì những thông tin lúc này được truyền đến người lái không đảm bảo tính chính xác. Vì vậy, các tài xế cũng nên lưu tâm hơn tới trường hợp này.

HƯỚNG DẪN BẠN CÁCH KIỂM TRA ÁP SUẤT LỐP Ô TÔ

Để kiểm tra áp suất lốp ô tô, bạn cần lưu ý đợi lốp nguội hoặc sau khi lái dưới 2km. Không khí nở ra khi nóng lên sẽ làm sai lệch mức áp suất. Sau đây là cách kiểm tra áp suất lốp ô tô:

- Xác định vị trí: Vị trí này được nhà sản xuất đề nghị, thường ở cánh cửa trước bên trái hoặc trong sách hướng dẫn sử dụng. 

- Tháo nắp van lốp.

- Để đọc áp suất, bạn nhấn đầu đồng hồ vào thân van. 

- Nếu cần, bơm hơi thêm. Trong trường hợp giải phóng áp suất không khí dư thừa, sử dụng đồng hồ đo. 

- Thay nắp van.

- 3 bánh còn lại được thực hiện tương tự. 

Hy vọng những chia sẻ về hệ thống cảm biến áp suất lốp ô tô sẽ giúp bạn kiểm soát được sự thay đổi áp suất ở lốp và kịp thời bơm lốp khi non hơi. Thường xuyên truy cập Bridgestone để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!