Hướng dẫn cách đọc thông số lốp xe máy chuẩn xác

Chia Sẻ

Thông số lốp xe là những số liệu được thể hiện ngay trên bề mặt của lốp. Việc hiểu rõ những thông số này sẽ giúp bạn xác định được các mốc thời gian quy định cũng như biết rõ hơn về dòng lốp mà mình đang sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết những thông số quan trọng này. Vậy, hãy theo dõi cách đọc thông số lốp xe máy chi tiết trong bài viết dưới đây cùng Bridgestone.

Hiểu rõ thông số lốp xe máy sẽ giúp các người lái chủ động bảo trì xe tốt hơn
Hiểu rõ thông số lốp xe máy sẽ giúp các bác tài chủ động kiểm tra và bảo trì xe tốt hơn

1. Các loại thông số trên lốp xe máy:

Các bác tài cần lưu ý hiểu đúng để đảm bảo an toàn cho bản thân, không gây ra những hư hại cho xe và nguy hiểm khi sử dụng. Các thông số lốp xe máy quan trọng bao gồm tên nhà sản xuất, thời gian sản xuất, kích cỡ lốp và các chỉ số khác dưới đây:

Thông số lốp xe máy: Tên nhà sản xuất và tên sản phẩm

Ký hiệu lớn nhất trên lốp xe sẽ là tên của nhà sản xuất và tên dòng sản phẩm. Thông số lốp xe máy này sẽ giúp người dùng lựa chọn được đúng loại lốp và tên nhà sản xuất đang cần tìm. Dưới đây là hình ảnh minh họa của sản phẩm Battlax SC thuộc hãng Bridgestone với các kí tự Battlax SC nổi trên bề mặt lốp. 

Các kí tự Battlax SC nổi trên bề mặt lốp

Các kí tự “Battlax SC” nằm trên bề mặt sản phẩm để người dùng dễ dàng nhận diện.

Thông số lốp xe máy: Dòng lốp có săm/không săm

Lốp xe máy sẽ bao gồm 2 loại chính là loại lốp có săm (TT – Tube Type) và loại lốp không săm (TL – Tubeless)

Thông số lốp xe máy: Kích cỡ lốp

Đây là một thông số lốp xe máy quan trọng mà người điều khiển xe cần lưu ý. Đường kính vành lốp sẽ được tính theo đơn vị inch, các thông số bề rộng được tính theo mm. Tùy theo nhà sản xuất mà kích cỡ lốp sẽ được thể hiện theo kích thước thực hay kích thước phù hợp với vành.

Tốc độ tối đa

Chỉ số tốc độ tối đa thể hiện tốc độ tối đa được cho phép để lốp hoạt động đúng hiệu năng. Thông số lốp xe máy này sẽ không được ghi dưới dạng số, mà sẽ được quy định theo bảng ký tự như bên dưới:

Ký tự

Tốc độ tối đa cho phép (km/h)

L

120

M

130

N

140

P

150

Q

160

R

170

S

180

T

190

U

200

H

210

V

240

Bảng ký tự tốc độ tối đa cho phép của các loại vỏ xe

Tải trọng tối đa

Chỉ số tải trọng tối đa thể hiện khả năng chịu tải của lốp xe. Thông số lốp xe máy này được thể hiện dưới dạng chữ số, tuy nhiên, con số này không tương đương với số kg mà lốp xe chịu được. Dưới đây là bảng quy đổi từ chỉ số tải trọng tối đa trên lốp thành trọng lượng (kg) chịu tải của lốp xe:

Ký tự

Tải trọng tối đa cho phép (kg)

37

128

38

132

39

136

40

140

41

145

42

150

43

155

44

160

45

165

46

170

47

175

48

180

49

185

50

190

51

195

52

200

53

206

54

212

Bảng chỉ số tải trọng tối đa cho phép của các loại vỏ xe

Thời gian sản xuất

Thời gian sản xuất là 4 con số đứng sau chữ DOT. Hai số đầu tiên sẽ chỉ tuần sản xuất, còn hai số sau sẽ là năm sản xuất. Thông thường, lốp đáp ứng đúng chất lượng nhất khi chưa vượt quá 5 năm kể từ năm sản xuất.

Ví dụ: ký hiệu DOT 3516, nghĩa là chiếc lốp này được sản xuất ra trong tuần thứ 35 của năm 2016

Tìm hiểu về cấu trúc lốp

Cấu tạo của các lốp xe máy không quá khác nhau. Cấu trúc thường có 2 loại chính đó là: Radial (R) và Belted (B). Trong đó:

- Radial có ký hiệu (R) là lốp có các lớp bố đặt ngang. Tức là, các sợi dệt chéo gồm nhiều lớp cao su chồng chéo lên nhau.

- Belted có ký hiệu (B) là lốp có các lốp bố được đặt dọc hoặc đặt chéo. Tức là, dây đai sợi thủy tinh hoặc Aramid, những chất liệu này đều có khả năng chịu tải tốt. 

Từ A-Z về các ký hiệu khác

Ngoài ra, còn một số ký hiệu mà bạn cần chú ý như:

- WW: Đây là chữ viết tắt của White Wall, nghĩa là lốp xe trắng.

- TT: Đây là chữ viết tắt của Tube - Type Tire, nghĩa là lốp loại ống và có yêu cầu ống khí bên trong.

- TL: Đây là chữ viết tắt của Tubeless Tire, nghĩa là lốp xe không săm.

- M/C: Đây là chữ viết tắt của Motorcycle Tire, nghĩa là lốp xe chỉ dùng cho xe máy.

2. Cách đọc và ý nghĩa thông số lốp xe

Khi ghi thông số lốp xe máy , các nhà sản xuất sẽ sắp xếp các ký tự theo từng cụm và mỗi cụm thông tin này đều có ý nghĩa riêng. Dưới đây là hai cách thể hiện thường gặp mà người dùng cần lưu ý:

2.1. Cụm ký hiệu theo độ bẹt:

Gồm một cụm chữ số được ngăn cách bởi dấu “/” và dấu “-”

Ví dụ: 100/70 – 17 M/C 49P

Trong đó:

- “100/70” là bề rộng của vỏ và chiều cao của vỏ - được tính theo % của bề rộng (100mm và 70%)

- “17” là đường kính của vành phù hợp với lốp (17 inch)

- M/C là loại vỏ (vỏ dành xe máy – Motorcycle)

- “49” là khả năng chịu tải được tính theo bảng (185kg)

- “P” là tốc độ tối đa cho phép (150km/h)

Tìm hiểu về các thông số lốp xe máy sẽ rất hữu ích cho bác tài trong quá trình sử dụng.

Việc dành thời gian tìm hiểu về các thông số trên lốp sẽ rất hữu ích cho bác tài trong quá trình sử dụng.

2.2. Cụm ký hiệu theo thông số chính:

Gồm một cụm chữ số được ngăn cách bởi dấu “-”

Ví dụ: 4.60 – L – 18 4PR

Trong đó:

- “4.60” là độ rộng của lốp (4,60 inch)

- “L” là ký hiệu tốc độ tối đa cho phép (120km/h)

- “18” là đường kính của vành phù hợp với lốp (18 inch)

- “4PR” là thông số lốp bố, đại diện cho khả năng chịu tải của vỏ (tương đương 4 lớp bố)

3. Cần thay lốp mới khi nào?

3.1. Khi lốp không đúng với loại vành:

●       Trường hợp 1: khi vành xe nhỏ hơn lốp xe, gây ra tình trạng “bó vỏ” xe, có thể gây ra bung lốp trong khi lưu thông do lốp xe quá to không thể ôm hết được vành xe.

●      Trường hợp 2: Khi vành xe lớn hơn lốp xe, khiến lốp bị kéo dãn ra mới có thể ôm được hết vành xe, có thể gây rách vỏ.

Trong quá trình sử dụng, người dùng nên kiểm tra kỹ thông số lốp xe máy

Trong quá trình sử dụng, người dùng nên kiểm tra kỹ thông số lốp để đảm bảo lốp phù hợp với vành xe.

Cả hai trường hợp trên đều nguy hiểm cho người lái và những phương tiện xung quanh. Do đó, người cầm lái phương tiện nên kiểm tra kỹ các thông số lốp xe máy để chắc chắn lốp tương thích với vành xe.

3.2. Khi lốp đã không còn đáp ứng các tiêu chuẩn gốc:

Khi lốp có dấu hiệu bị rách, thủng, móp hoặc biến dạng nói chung và không thể khắc phục bằng cách vá vỏ, người dùng cần phải thay lốp để đảm bảo sự an toàn khi điều khiển phương tiện.

Hãy luôn đảm bảo lốp xe máy trong tình trạng tốt

Hãy luôn đảm bảo lốp xe máy trong tình trạng tốt để có thể chinh phục những cung đường

Thông thường, người dùng nên thay lốp xe máy mới sau mỗi 15,000 đến 20,000km sử dụng. Tuy nhiên, chu kỳ thay lốp này sẽ tùy thuộc vào loại đường mà xe thường xuyên di chuyển và cách bảo quản của mỗi người.

Mẹo giúp kiểm tra lốp: để biết lốp xe đã mòn hay chưa, người dùng có thể kiểm tra độ mòn của gai cao su và các rãnh vân trên lốp xe.

Qua bài viết trên, Bridgestone đã cung cấp thêm kiến thức về thông số lốp xe máy và các thông tin liên quan. Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp các bác tài nâng cao an toàn cho bản thân trong hành trình di chuyển của mình.

Về chúng tôi

Khi cần chọn mua lốp, xe tay ga cao cấp, các bác tài có thể tìm đến dòng sản phẩm Bridgestone Battlax SC vừa ra mắt vào tháng 08/2022 của Bridgestone. Được thiết kế để mang lại hiệu suất lái và khả năng xử lý hàng đầu, Battlax SC nâng cao tính an toàn và sự êm ái cho người lái.

Với gần 100 năm kinh nghiệm trong ngành lốp, Bridgestone tự tin mang tới những loại lốp xe tốt và bền bỉ cho người dùng toàn cầu. Các bác tài có nhu cầu mua lốp xe tay ga cao cấp, hãy liên hệ cửa hàng Bridgestone gần nhất để được tư vấn loại lốp phù hợp cho chiếc xe của mình.